Tổng quan Vận chuyển thú cưng

Dịch vụ này thường được sử dụng khi chủ nhân của động vật đang chuyển nhà. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng khi vận chuyển động vật vì những lý do khác, chẳng hạn như để trình diễn trong các buổi biểu diễn dành cho chó. Các thiết bị và yêu cầu khi vận chuyển thu cưng như vi mạch vật nuôi, tiêm phòng, xét nghiệm bệnh dại, giấy phép nhập khẩu và giấy chứng nhận sức khỏe có thể được yêu cầu để vận chuyển thú cưng. Một số giống chó nhất định bị cấm trong quá trình này do sự gia tăng rủi ro liên quan. Hình thức vận chuyển thú cưng bằng máy bay phát triển rất mạnh, bởi tính nhanh chóng, an toàn hơn cho thú cưng nhưng lưu ý là cước phí khi vận chuyển khá đắt đỏ và thủ tục rắc rối, các thủ tục cho việc xuất cảnh thú nuôi ra nước ngoài vô cùng rườm rà[2].

Số liệu thống kê cho thấy có khoảng hai triệu động vật thuần hóa được đem lên các chuyến bay thương mại mỗi năm. Các vật nuôi thuần hóa đã được lai tạo có chọn lọc và thích nghi về mặt di truyền để sống bên cạnh con người, bao gồm chó, mèo, chim, thỏ, chuột lang, chuột kiểngchuột Hamster[3]. Chó và mèo là những loại thú cưng được vận chuyển phổ biến nhất. Từ tổng lượng vật nuôi được vận chuyển qua máy bay mỗi năm, 58% đối với chó và 22% là những chú mèo[4]. Hoạt động vận chuyển thú cưng đã tăng lên đáng kể trong thế kỷ 21. Các yếu tố góp phần vào sự gia tăng này bao gồm sự gia tăng toàn cầu của quyền sở hữu vật nuôi và chi phí cao liên quan đến việc chăm sóc vật nuôi[5].

Vận chuyển vật nuôi được cho là cùng có lợi cho cả chủ sở hữu và doanh nghiệp, vì một số người sẽ không đi du lịch mà không có vật nuôi của họ và các hãng hàng không do đó nhận được nhiều nhu cầu hơn để bay cùng họ. Có đến 37% chủ sở hữu đã chọn không đi du lịch để ở nhà với con chó của họ, vì 9 trong số 10 hộ gia đình coi con chó của họ là một phần của gia đình[6]. Báo cáo hàng năm của Bộ Giao thông Vận tải của Mỹ cho biết hơn nửa triệu vật nuôi đã lên những chuyến bay vào năm 2016 và trong số này, 26 con vật đã chết và 22 con đã bị thương. Một phần ba trong số này xảy ra trên các hãng hàng không United. Theo Humane Society, nguyên nhân phổ biến khiến động vật chết trong quá trình vận chuyển là nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, hệ thống thông gió kém và cách xử lý thô bạo của nhân viên giao nhận[7].

Ngày nay, nhiều người không ngại ngần móc hầu bao, chi cho những thủ tục vận chuyển thú cưng xuất ngoại với mức giá cao, để mang vật nuôi theo các chuyến xuất ngoại dài ngày, nhiều người thường lựa chọn giải pháp vận chuyển bằng đường hàng không nên chi phí khá cao. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển chỉ là một phần mà các khâu làm thủ tục theo đúng quy định vận chuyển của các hãng hàng không, chi phí đắt đỏ nhất phải kể đến dịch vụ làm thủ tục vận chuyển xuất cảnh cho vật nuôi đi cùng thân chủ một cách an toàn. "Dịch vụ này chúng tôi thường gọi vui là làm "visa" cho thú cưng xuất ngoại" và được gọi là hộ chiếu thú cưng (Pet passport)[2], loài vật nuôi được yêu cầu vận chuyển nhiều nhất là chó, mèo. Do tính chất phức tạp cũng như trọng lượng khá lớn nên tiêu tốn chi phí khá cao, những loài động vật kiểng khác như nhím kiểng, gà kiểng, chuột Hamster, chim kiểng đơn giản hơn nên giá thành vận chuyển thấp hơn hơn[2].